WESET English Center ký kết hợp tác cùng Trường đoàn Lý Tự Trọng
Thành công của HLV Kim Sang-sik cùng đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2024 đến từ nhiều yếu tố: khả năng quản lý tập thể tốt, chiến thuật phù hợp, truyền động lực hiệu quả, cùng sự hiện diện của Nguyễn Xuân Son - chân sút đã nâng tầm cả tập thể với lối chơi toàn diện cùng bộ kỹ năng tấn công "vô song". Dù vậy, không phải ngẫu nhiên mà ở hầu hết các nền bóng đá phát triển trên thế giới, HLV trưởng ở đội tuyển và ở đội trẻ là hai người khác nhau, với những ê-kíp khác nhau.Bởi huấn luyện đội tuyển quốc gia không giống với đội trẻ. Ở cấp độ đội tuyển, nhiệm vụ của HLV là quản lý những "cái tôi" từ các ngôi sao cá tính, tận dụng mọi nguồn lực tốt nhất để mang đến lối chơi và kết quả phù hợp. Với những cầu thủ đã thành danh, định hình rõ ràng tư duy chơi bóng, HLV ở đội tuyển quốc gia không cần chỉ dạy nhiều. Khía cạnh định hướng sẽ được chú trọng hơn. Còn ở đội trẻ, nhiệm vụ của HLV thiên về dạy kỹ chiến thuật nhiều hơn, khi phần lớn cầu thủ chưa định hình phong cách rõ ràng. Trên nhiều khía cạnh, đó là những... tờ giấy trắng, để ban huấn luyện có thể tô vẽ những màu sắc ý tưởng về tư duy chơi bóng. Đồng thời, huấn luyện đội trẻ cũng yêu cầu sự sát sao, kiên trì và khả năng khích lệ tinh thần cực tốt từ người "thuyền trưởng". Bởi khác với những cầu thủ trưởng thành nghe ít hiểu nhiều, các cầu thủ trẻ vốn non nớt kinh nghiệm rất cần người thầy đủ lực và tầm dìu dắt cả trong khâu chiến thuật lẫn tâm lý thi đấu. Lâu nay, bóng đá Việt Nam vận hành với triết lý sử dụng chung một HLV ở cấp đội tuyển quốc gia lẫn đội trẻ. Việc cùng một người thầy huấn luyện có thể tạo sợi dây liên kết chặt chẽ về con người và lối chơi cho cả hai cấp độ. Tuy nhiên, không đơn giản để một HLV có thể "vừa xay lúa, vừa bế em", tức là quản lý hiệu quả hai tập thể vốn có rất nhiều khác biệt đặc thù.HLV Park Hang-seo là người hiếm hoi thành công nhờ khả năng quản trị tập thể và truyền lửa bậc thầy. Song, ở sân chơi SEA Games 30 và 31 mà ông từng chinh phục, dấu ấn của các cầu thủ quá tuổi như Hùng Dũng, Hoàng Đức, Trọng Hoàng hay Tiến Linh đều rất đậm nét. Những gương mặt quá tuổi như "cánh tay nối dài" của HLV trưởng, giúp ổn định tinh thần và nhuệ khí chơi bóng của cầu thủ trẻ. Đồng thời, lứa trẻ thời ông Park cũng có nền tảng kỹ chiến thuật và tư duy chơi bóng rất tốt nhờ quá trình tích lũy bài bản trước đó. HLV Kim Sang-sik không có ưu thế này. Ông sẽ dẫn dắt U.22 Việt Nam dự SEA Games với đội hình thuần túy dưới 23 tuổi. Chẳng còn "cánh tay nối dài" nào được đan cài để ông Kim thúc đẩy tập thể. Đồng thời, lứa trẻ trong tay chiến lược gia người Hàn Quốc khó sánh bằng lứa trước về kinh nghiệm tác chiến. Trong những cầu thủ trẻ tiềm năng nhất sinh từ năm 2003 trở đi, chỉ có Trung Kiên, Thái Sơn, Đình Bắc và Vĩ Hào được "lăn lộn" nhiều ở V-League. Con số cầu thủ kinh nghiệm còn chưa đủ để lắp ghép một đội hình.HLV Kim Sang-sik từng thừa nhận với báo chí: "Cầu thủ trẻ Việt Nam có rất ít cơ hội thể hiện". Nhưng, ông không thể thay đổi thực tế này. Khác với đội tuyển quốc gia, HLV Kim Sang-sik sẽ xoay xở với vốn cầu thủ khiêm tốn hơn nhiều và cũng chẳng thể "thúc" các đội cho tài năng trẻ ra sân nhiều hơn. Nhiệm vụ của HLV người Hàn Quốc, là giữa một tập thể non nớt như vậy, cần thúc đẩy tinh thần cầu thủ, tạo động lực và tranh thủ quãng thời gian huấn luyện ít ỏi để xây dựng lối chơi phù hợp với năng lực học trò. Ông Kim không thể làm thay việc của HLV cấp CLB, mà chỉ có thể xây "ngôi nhà" phù hợp nhất với nền móng hiện có. Trong những buổi tập hiếm hoi với U.22 Việt Nam năm ngoái, HLV Kim Sang-sik đã khích lệ cầu thủ "hãy chơi bóng thoải mái vì niềm vui và thể hiện hết những gì mình có". Đó là bước đầu cho thấy cách tiếp cận nhẹ nhàng của thầy Kim: tạo ra bầu không khí dễ chịu và lạc quan, thúc đẩy học trò tự khai phá tiềm năng trong khuôn khổ lối chơi kỷ luật. Chuyện "gõ đầu trẻ" chưa bao giờ là dễ. Tuy nhiên, đây là phép thử thú vị để chính ông Kim cũng khai phá được những nét mới mẻ trong tư duy huấn luyện của mình!Biển đảo Tây Nam: Nam Du đẹp quá !
Liên quan đoạn clip dài ghi lại cảnh một phụ nữ đang nấu ăn thì bất ngờ bị người đàn ông túm tóc đấm ngã xuống sàn nhà, ngày 6.3, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Công an xã Đất Mũi đã làm việc với những người liên quan.Theo đó, sự việc xảy ra vào 19 giờ 17 ngày 3.3, người bị đánh là chị L.D.A (27 tuổi), người đàn ông đánh chị A. là H.M.S (35 tuổi, cùng ở xã Viên An, H.Ngọc Hiển), chồng của chị A.Cụ thể, khoảng 19 giờ ngày 3.3, anh S. đến tiệm áo cưới nơi vợ mình đang học việc nghề makeup (trang điểm) tại ấp Rạch Tàu, xã Đất Mũi thì phát hiện vợ mình đang ngồi nói chuyện với 1 thanh niên ở TT.Rạch Gốc, H.Ngọc Hiển. Nghi ngờ vợ mình ngoại tình với thanh niên trên, anh S. lấy điện thoại quay lại. Sau đó, chị A. bỏ đi vào bếp nấu ăn, lúc này S. đi theo vào bếp túm đầu vợ và đánh ngã xuống sàn nhà. Ngay sau đó, những người có mặt đã can ngăn, anh S. đi về. Đến khoảng 20 giờ cùng ngày, chị A. phát hiện chồng đăng tải những thông tin cá nhân của mình lên mạng xã hội. Nên người vợ này lấy đoạn clip ghi lại cảnh người chồng đấm mình đăng lên mạng xã hội. Sau đó, clip trên được nhiều trang mạng khắp cả nước đăng tải lại, gây ồn ào những ngày qua.Chia sẻ với PV Thanh Niên, người chồng tên S. cho biết, Công an xã Đất Mũi mời anh làm việc và anh không muốn không bình luận thêm về vụ việc trong thời gian này.Như Thanh Niên đã thông tin, trước đó, nhiều trang mạng xã hội có lượng người theo dõi đông ở Cà Mau đã đăng tải đoạn clip dài gần 20 giây ghi lại cảnh người phụ nữ đang nấu ăn thì bị một người đàn ông mặc áo màu sáng túm tóc, đấm mạnh vào vùng đầu khiến nạn nhân ngã gục xuống sàn nhà. Những người trong nhà phát hiện vụ việc đã can ngăn và kéo người đàn ông trên ra ngoài.Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh, xử lý vụ việc theo quy định.
Bị ‘giật’ tiền góp vốn làm ăn vừa tố cáo, vừa kiện ra tòa được không?
Đội CSGT số 4 (thuộc Phòng CSGT Công an Hà Nội) tối 30.1 cho biết, đơn vị này đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với anh T.Q.T (37 tuổi, trú Q.Đống Đa, Hà Nội) về hành vi dán, che lấp chữ, số trên biển kiểm soát xe ô tô.Theo cảnh sát, sáng 30.1, mạng xã hội xuất hiện bài viết kèm hình ảnh chiếc ô tô nhãn hiệu Hyundai Accent mang biển số 30E - 2X2.73 có biểu hiện biển số bị dán băng dính.Bài đăng khiến nhiều người bức xúc và lên án gay gắt hành vi của tài xế.Nắm được thông tin, đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội đã chỉ đạo đơn vị quản lý địa bàn vào cuộc xác minh, làm rõ.Trong ngày 30.1, Đội CSGT số 4 đã xác định người điều khiển phương tiện là anh T. và yêu cầu đến làm việc.Cuối giờ chiều 30.1, anh T. đã đến trụ sở Đội CSGT số 4, tại đây anh T. thừa nhận đã dùng băng dính vàng dán che số 8 trên biển kiểm soát và dùng băng dính đen sửa chữ F thành chữ E để tránh bị xử phạt nguội khi tham gia giao thông. Chiếc xe anh cầm lái thực chất mang biển số 30F - 282.73.Đội CSGT số 4 đã lập biên bản đối với anh T. về lỗi dán, che lấp chữ, số trên biển kiểm soát và tạm giữ giấy phép lái xe để xử lý.Theo Đội CSGT số 4, với hành vi trên, anh T. sẽ bị phạt từ 20 - 26 triệu đồng (thông thường sẽ phạt 23 triệu đồng) và trừ 6 điểm trên giấy phép lái xe, quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP.Đội CSGT số 4 cho hay, hành vi che lấp biển số xe không chỉ vi phạm quy định giao thông mà còn gây ảnh hưởng đến công tác giám sát, xử lý vi phạm bằng hình thức phạt nguội và khó có thể né được phạt nguội như mong muốn."CSGT Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt trong cao điểm tết Nguyên đán Ất Tỵ", đại diện Đội CSGT số 4 khẳng định.
Tết nguyên đán 2025 là thời điểm các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc thường khá đông đúc khi nhiều người lái ô tô chở gia đình về quê hay đi chơi tết. Với hệ thống camera giao thông, camera giám sát tốc độ lắp đặt ngày càng dày đặc trên các tuyến đường, cao tốc, quốc lộ… người điều khiển ô tô vi phạm luật giao thông đường bộ rất dễ bị phạt nguội.Chỉ cần chủ quan, lơ là trên khi điều khiển ô tô trên đường, người lái, chủ xe không chỉ bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt trực tiếp khi vi phạm mà còn có thể bị phạt nguội. Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông dễ bị phạt nguội khi lái ô tô dịp tết:Lái ô tô vượt quá tốc độ quy định là một trong những lỗi phổ biến nhất khiến các tài xế, chủ ô tô bị phạt nguội khi điều khiển ô tô, đặc biệt trong các chuyến đi đường dài. Hầu hết các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ tại Việt Nam hiện nay đều có hệ thống biển báo quy định tốc độ tối đa cho phép phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn.Tuy nhiên, trong suốt quá trình lái xe, không ít tài xế đôi khi lơ là khiến xe vượt quá tốc độ quy định. Hành vi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định sẽ được hệ thống camera giám sát tốc độ trên các tuyến đường ghi lại, sau đó gửi dữ liệu về cho trung tâm xử lý, làm cơ sở, bằng chứng để xử phạt.Theo điều 6, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168/2024) quy định mức xử phạt lỗi chạy quá tốc độ ô tô như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng với hành vi điều khiển ô tô chạy tốc độ quy định từ 5 km/giờ đến dưới 10 km/giờ; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ trên 20 km/giờ đến 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 12 - 14 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.Việc không bật đèn tín hiệu xi-nhan khi chuyển làn đường hay chuyển hướng cũng khiến nhiều người điều khiển ô tô bị phạt nguội. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự lơ là, chủ quan của các tài xế.Với hành vi này, theo khoản 2 điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề". Như vậy, chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước hay chuyển làn không bật xi-nhan, khi bị phạt nguội người điều khiển xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng.Đây là lỗi các tài xế thường mắc phải khi lái xe trên các tuyến đường quốc lộ có nhiều làn đường hay lái xe trong thành phố. Mức phạt với lỗi đi không đúng làn đường sẽ là 4 - 6 triệu đồng. Mức phạt trên cũng áp dụng cho hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề" khi chạy trên đường cao tốc.Nếu tài xế ô tô chuyển làn đường không đúng quy định, không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định mà gây tai nạn giao thông, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định số tiền phạt là 20 - 22 triệu đồng.Theo quy định tại khoản 9, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi điều khiển ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng. Như vậy, theo Nghị định 168 thì hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ có thể bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Nếu hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng theo khoản 10, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Ngoài phạt tiền, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.
Quảng Ninh sắp thực hiện 'siêu dự án' 1 tỉ USD ở Vân Đồn
Khi nhìn vào gương, bạn cần chú ý xem cơ thể bên ngoài có sự thay đổi khác thường nào không. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến cảm giác bên trong của mình. Bạn có bị khó thở hoặc đau không rõ nguyên nhân không? Bạn có bị ho dai dẳng không? Bạn có phát hiện máu trong nước bọt hay khi đi vệ sinh không?